Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)
TRANGVIET.EDU.VN trân trọng giới thiệu đến các em tài liệu lý thuyết trọng tâm và câu hỏi trắc nghiệm sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) trong chương trình Lịch sử lớp 12.
Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Nêu được hoàn cảnh, nội dung và rút ra nhận xét về Hội nghị Ianta.
+ Trình bày được mục đích, nguyên tắc hoạt động, tổ chức của Liên hợp quốc. Đánh giá được vai trò của Liên hợp quốc.
+ So sánh sự giống và khác nhau giữa trật tự thế giới hai cực Ianta và trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.
Kĩ năng:
+ Khai thác, sử dụng tư liệu.
+ Quan sát, sử dụng tranh ảnh, bản đồ.
+ So sánh, nhận xét, đánh giá, vận dụng kiến thức.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 – 1949) A. TRẬT TỰ HAI CỰC IANTA
1. Hội nghị Ianta và những thỏa thuận của ba cường quốc a. Hoàn cảnh: Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối → nhiều vấn đề cấp bách đặt ra cần giải quyết. – Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít. – Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh. – Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận. → Tháng 2/1945, Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta, Liên Xô, với sự tham dự của đại diện ba cường quốc Mĩ, Anh, Liên Xô. b. Nội dung hội nghị: Hội nghị đưa ra nhiều quyết định quan trọng. – Mục tiêu chung: tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật → Để mau chóng kết thúc chiến tranh, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật tại châu Á. – Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. – Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải pháp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. + Châu Âu: Liên Xô chiếm đóng Đông Đức, Đông Béclin, Đông Âu thuộc ảnh hưởng của Liên Xô. Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng Tây Đức, Tây Béclin. Tây Âu thuộc ảnh hưởng của Mĩ. Áo, Phần Lan trở thành nước trung lập. + Châu Á Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên: Liên Xô chiếm đóng miền Bắc. Mĩ chiếm đóng miền Nam. Vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Liên Xô và Mĩ phải rút quân khỏi Trung Quốc. Đông Nam Á, Tây Á, Nam Á thuộc ảnh hưởng của các nước phương Tây. c. Nhận xét: – Thực chất là sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận. – Quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới – trật tự hai cực Ianta → thế giới chia thành hai phe đối lập: TBCN và XHCN, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. 2. Quá trình xác lập, xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta – Quá trình xác lập (1945 -1949): + Quyết định của Hội nghị Ianta → tạo khuôn khổ cho trật tự thế giới mới. + Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời với hai chế độ chính trị và 2 con đường phát triển khác nhau (1949). – Trật tự Ianta từng bước xói mòn (1949 – 1991): + Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949). + Sự lớn mạnh về kinh tế của các nước Tây Âu. + Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh. + Sự phát triển “thần kì’ của Nhật Bản. – Trật tự Ianta sụp đổ: sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, Liên Xô (1989 – 1991). 3. So sánh với trật tự hai cực Ianta với hệ thống Vécxai – Oasinhtơn HỆ THỐNG VÉCXAI – OASINHTƠN TRẬT TỰ HAI CỰC IANTA TƯƠNG ĐỒNG Hệ quả của những cuộc chiến tranh thế giới. Do các cường quốc thắng trận thiết lập nhằm phục vụ lợi ích tối đa của họ. Là kết qủa của các hội nghị quốc tế do các nước thắng trận tổ chức. Thành lập được các tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự thế giới. KHÁC BIỆT Được thiết lập sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Được thiết lập sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Đối đầu về quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận và bại trận. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với nhau. → Quan hệ hòa bình giữa các nước chỉ là “tạm thời, mong manh”. Đối đầu của về hệ tư tưởng và hai hệ thống chính trị đối lập (TBCN – XHCN). Diễn ra cuộc đối đầu gay gắt giữa Mĩ và Liên Xô làm cho quan hệ quốc tế căng thẳng trong suốt hơn 4 thập kỉ – Chiến tranh lạnh. Vai trò của Hội Quốc liên mờ nhạt. Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh – duy trì hòa bình, an ninh thế giới. Sự sụp đổ của hệ thống Vécxai – Oasinhtơn dẫn tới sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai. Trật tự Ianta sụp đổ dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới mới theo hướng “đa cực”, nhiều trung tâm. LIÊN HỢP QUỐC 1. Hoàn cảnh thành lập – Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. – Nguyện vọng gìn giữ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh thế giới của nhân dân. → Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, tại Xan Phranxicô (Mĩ), đại biểu 50 nước thông qua Hiến chương, tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. 2. Mục đích hoạt động – Duy trì hòa bình, an ninh thế giới. – Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc; tiến hành sự hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, quyền tự quyết của các dân tộc. 3. Nguyên tắc hoạt động – Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. – Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. – Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào. – Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. – Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn: Mĩ, Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc. 4. Bộ máy tổ chức 6 cơ quan chính của Liên hợp quốc 5. Vai trò – Tích cực: + Là diễn đàn quốc tế lớn nhất, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. + Giải quyết các tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực. + Tăng cường hữu nghị, hợp tác quốc tế. + Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, y tế, văn hóa, giáo dục, nhân đạo… + Chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc,… – Hạn chế: Giải quyết xung đột ở Trung Đông, chiến tranh ở I-rắc, vấn đề Triều Tiên, Campuchia … 6. Mối quan hệ với Việt Nam – Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. LIÊN HỢP QUỐC Hội đồng Kinh tế và Xã hội Hội đồng quản thác Hội đồng Bảo an Ban Thư kí Đ Tòa án Quốc tế ại hội đồng – Liên hợp quốc giúp đỡ Việt Nam: + Giúp đỡ trên nhiều lĩnh vực, đảm bảo phát triển bền vững. + Tăng cường khả năng hội nhập quốc tế. + Nâng cao năng lực, thể chế luật pháp, cải cách hành chính. + Xóa đói giảm nghèo; bảo vệ môi trường; phòng chống ma túy; dịch bệnh; thiên tai … – Đóng góp của Việt Nam: + Đóng góp tích cực vào các hoạt động của Liên hợp quốc. + Góp phần làm giảm căng thẳng và hỗ trợ giải quyết các vấn đề an ninh, hòa bình tại nhiều khu vực trên thế giới. + Năm 2007, được bầu là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008 – 2009. + Cử quân đội tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN LUYỆN